1B-Xã Đông Mỹ-Thanh Trì-Hà Nội
Hotline : 0977774677 - 0942712345

Tin tức

Kỹ Thuật Nuôi Ngựa Lùn Pony(Pony horse)

 
Ngựa mini hay còn có tên gọi là ngựa Pony. Về cơ bản, Pony trông cũng giống như những chú ngựa thông thường nhưng về ngoại hình thì chỉ nhỉnh hơn các loại chó to. Toàn thân ngựa Pony có lông khá rậm rạp, dài từ 5 đến 7cm. Bụng của ngựa Pony thường to hơn, khung xương nặng hơn, cổ ngắn hơn và trán rộng hơn so với những con ngựa lớn. Chính vì đặc điểm nhỏ bé nên có khá nhiều người vẫn thường nhầm lẫn Pony chính là những chú ngựa non
Ngựa lùn Pony là dòng động vật cảnh được đánh giá là khá thân thiện và thông minh. Chính vì vậy, Pony thường được những gia đình nuôi trong nhà cho trẻ em có thể chơi cùng hoặc cưỡi,thả tiểu cảnh sân vườn các khu vui chơi,,v.v.
 

Ngựa lùn pony 

 
 Ngày nay, trong quy trình nuôi nhốt hiện đại thì chuồng cần được thiết kế chuồng với hai mái để tạo sự thông thoáng và tránh để mưa hắt vào. Mái có thể lợp bằng cọ hoặc pro-xi măng. Chuồng nuôi ngựa có thể được xây bằng gạch hoặc tận dụng các vật liệu có sẵn khác như tre, gỗ, nứa.
Trong chuồng có thiết kế cửa sổ, cách nền chuồng 1.5- 1.8 mét. Nền chuồng nên lát bằng gạch để bảo vệ tốt móng ngựa. Độ dốc của nền chuồng là 1-2% so với rãnh thoát nước trong chuồng.  Nếu chuồng nuôi ngựa sinh sản thì cần đóng thêm những tấm phên nhỏ để ngựa con không chui ra ngoài được. Trong chuồng, cần có máng ăn, máng uống cho ngựa (tàu ngựa). Máng ăn, máng uống cao khoảng 0,3-,0,6 mét, để cho ngựa ăn uống thuận lợi.
Có thể làm chuồng rộng hẹp khác nhau nhưng cần đảm bảo mật độ vừa phải, phù hợp cho ngựa sinh hoạt. Với ngựa sau cai sữa từ 6-12 tháng, mật độ trung bình từ 1,5-2m2/ con. Với ngựa trên 1 năm tuổi, mật độ trung bình từ 5-6 m2/ con. Những ngựa nhốt trong cùng một ô chuồng nên đồng đều về thể trạng để tránh tình trạng ngựa bé bị ngựa lớn làm bị thương. Cần lưu ý với ngựa chửa hay ngựa mẹ đang nuôi con cần nhốt riêng trong một ô chuồng.
Chế độ ăn
Thông thường, hằng ngày ngựa được thả ngoài bãi và có thể tự kiếm khoản 40% lượng thức ăn cần thiết cho chúng. Khi ngựa ở tại chuồng, cần bổ sung một lượng thức ăn tương đương với 20% nhu cầu của chúng, bao gồm cả thức ăn thô và thức ăn tinh. Chia thức ăn ra cho ngựa ăn làm 2 bữa sáng và tối, cần cho ngựa uống nước tự do và bổ sung khoáng chất, có thể dùng bánh khoáng chuyên dành cho chăn nuôi ngựa, phù hợp với từng giai đoạn của ngựa. Dùng dây luồn bánh khoáng và treo trong chuồng, để cho ngựa liếm tự do.
 
Một số loại thức ăn thô mà ngựa yêu thích như cỏ voi, cỏ TD 58, các loại phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, lá lạc, dây lang. Vào mùa đông, thức ăn thô tươi khan hiếm, có thể chuẩn bị rơm khô để làm thức ăn thô khô cho ngựa. Cho ngựa ăn phối hợp các loại cỏ chứ không nên chỉ sử dụng một loại cỏ, dùng nhiều cỏ chứa nhiều nước ngựa sẽ đau bụng. Lưu ý khi cho ăn thức ăn thô khô thì tỉ lệ thay thế 1 thô khô bằng 3 thô tươi. Tuyệt đối không để ngựa ăn thức ăn bẩn.
 
Ngoài thức ăn thô, cần bổ sung thêm thức ăn tinh cho ngựa. Đây là nguồn thức ăn quan trọng giúp cung cấp dinh dưỡng để ngựa phát triển tốt hơn. Thức ăn tinh khô như cám hỗn hợp, cám gạo hay các loại củ tươi như ngô, khoai, sắn.
Đối với ngựa đẻ, sau khi đẻ, cho ngựa mẹ uống uống nước ấm có pha muối hoặc cám. Bồi dưỡng cháo gạo trong khoảng 1 tuần để ngựa mẹ mau lại sức. Mấy ngày sau khi đẻ chỉ nên cho ngựa ăn ít nhưng ưu tiên những thứ dễ tiêu như cám, cỏ non, 5-7 ngày sau ngựa ăn khoẻ thì tăng dần khẩu phần. Ba ngày sau khi đẻ để ngựa ở trong chuồng chăm sóc chu đáo. Từ ngày thứ 7 trở đi dắt ra buộc ở bãi cỏ gần chuồng. Cũng thời gian này, ngựa mẹ đã động dục trở lại, cần theo giỏi để kịp thời phối giống.
Để có nhiều sữa cho con bú, ngay từ tháng chửa cuối, đã phải nuôi ngựa mẹ bằng chế độ dinh dưỡng cao. Sau khi đẻ cho ăn đủ cỏ tươi, cỏ họ đậu, củ quả, thức ăn tinh, thức ăn giàu chất khoáng
Đối với ngựa con được 3 tháng tuổi, bắt đầu cho ngựa con tập ăn cám tổng hợp, cỏ non, người nuôi cần cho thức ăn vào máng ăn nhỏ trong chuồng ngựa con và cho ăn tự do.
Chăm sóc
 Ngựa có tuổi thọ trung bình khoảng 20-30 năm, nhưng cũng có con sống đến 40 năm, hay lâu hơn
Việc tắm chải giúp ngựa tăng cường sự tuần hoàn và trao đổi chất, sinh trưởng tốt. Ngoài ra, tắm chải còn giúp ngựa phòng tránh được các ký sinh trùng ngoài da như rận, ghẻ. Vào mùa nóng, lên tắm chải 1 tuần/lần, còn vào mùa lạnh chỉ nên chải lông cho ngựa. Khi chải lông cần trải theo chiều của lông từ trên xuống dưới. Đặc biệt khi chải đến phần đầu cần nghẹ tay để tránh cho ngựa bị trầy xước. Bí quyết thường xuyên vuốt ve chóp lông mao của con vật là cách lấy tình cảm của con ngựa nhanh nhất vì con ngựa đặc biệt rất thích vuốt chóp lông mao, gặp con ngựa chứng thì càng phải vuốt ve nó nhiều hơn.
Thực hiện cắt bờm, đuôi ngựa, trong quá trình chăm sóc, cần chú ý xem bờm và đuôi ngựa đã quá dài hay chưa để cắt sửa kịp thời, tránh tình trạng bờm bị vón, chạm và mắt làm đau mắt hay đuôi ngựa quá dài dễ bị bẩn. Cách cắt bờm là phía trước cắt trêm mắt, phía sau cắt ngắn còn 2–3 cm. Cách cắt đuôi ngựa thì cần hết sức cẩn thận, chú ý vị trí đứng, tránh để bị ngựa đá hậu. Khi cắt đuôi ngựa phải đứng ngang bên hông, không được đứng phía sau, ước khoảng ngang kheo để cắt đuôi cho ngựa.
Phòng bệnh
Các bệnh thường gặp ở ngựa là bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa. Phòng bệnh ký sinh trùng đường máu bằng cách Dùng Azidin, pha dung dịch 7 %, tiêm 1 năm 2 lần. Phòng bệnh ký sinh đường tiêu hóa thì đối với ngựa con khi ngựa 21 ngày, tiêm phòng lần 1 khi ngựa 90 ngày, tiêm lặp lại. Dùng Levamixon 7%, 1ml/ 15 kg thể trọng, tiêm bắp. Đối với ngựa trưởng thành, cũng dùng levamixon 7% hoặc Hemectin để tiêm phòng bệnh, định kỳ 1 năm 2 lần. Phòng bệnh định kỳ là một khâu rất quan trọng trong quy trình chăn nuôi. Phòng bệnh tốt không những giúp ngựa phát triển tốt mà còn giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế.

Vườn Chim Việt, địa chỉ cung cấp ngựa lùn Pony đẹp và chất lượng

Trên đây là một số thông tin thú vị về giống ngựa lùn Pony của Vườn Chim Việt. Nếu bạn muốn sở hữu loài vật xinh đẹp và đáng yêu này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Ngụa lùn Pony được gây nuôi bởi Trang trại Vườn Chim Việt là những con đã được tuyển chọn nên có vẻ đẹp, sức khỏe tốt nhất và đã thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Mua ngụa lùn Pony tại Vườn Chim Việt bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá thành.
ĐC:Trang trại Vườn Chim Việt,Thơn 1B xã Đông Mỹ,Thanh Trì,Hà Nội
Tell:0942712345-0977774677